Khi bạn muốn nghiên cứu cái gì một cách nghiêm túc, đó chính là thời điểm thích hợp để bắt đầu. Không có khái niệm quá sớm để nghiên cứu, cũng như không phải là quá muộn cả. Tất cả chỉ là tương đối.
Trong bài viết này, tôi muốn giúp các bạn có thêm sự tự tin và chuẩn bị hành trang đế dấn thân vào công cuộc nghiên cứu. Bài viết sẽ mở đầu bằng một video tạo động lực. Tiếp đến tôi sẽ giới thiệu những nhóm nghiên cứu một cách tổng quát tại khoa Mạng để các bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn. Cuối cùng là làm sao để chuẩn bị hành trang cho mình bước vào con đường tìm tòi, sáng tạo.
I. Nghiên cứu ở mọi lứa tuổi:
Lúc tôi còn học ở La Trobe, University, tôi có tham gia làm giám thị cho cuộc thi đấu sáng tạo khoa học cho hơn 500 học sinh lớp 10-11 của khoảng 30 trường phổ thông trong thành phố Melbourne. Đề thi của cuộc thi gồm 3 phần diễn ra trong 1 ngày: i) chế tạo máy bắn đá - Catapult (Hình 1) (https://en.wikipedia.org/wiki/Catapult), ii) chế tạo máy bay bằng bóng bay, động cơ chạy pin - [Hình 2], iii) chế tạo chiếc cầu bằng vật liệu dễ gãy (Hình 3, Video 1)
i) Chế tạo Catapult
Các đội tham gia sẽ được phát cho 1 số lượng vật liệu như nhau: thanh gỗ, dây thun , dây buộc để chế tạo 1 cái Catapult tùy thích. Đội thắng cuộc là đội sẽ dùng cái Catapult đó bắn quả bóng tennis của ban giám khảo xa nhất và chính xác nhất. Ban giám khảo sẽ để 1 cái hồng tâm - Bull Eye ở xa xa. Đội nào bắn xa đến đó, trúng hồng tâm thì thắng.
Có những đội chỉ bắn được nửa đường, có đội bắn xa, nhưng không trúng. Nói chung là không khí reo hò, cỗ vũ rất hào húng. Kết quả rất dễ thấy và được giám khảo ghi nhận.
Hình 1. Học sinh mang cái máy bắn đá chuẩn bị trình diễn
ii) Trò chơi thứ 2: Học sinh được phát cho 3 quả bóng bay, một vài thanh cỗ mềm (có thể bẻ gãy bằng tay dễ dàng, và 1 vài động cơ chạy pin. Học sinh sáng tạo ra 1 cái máy bay, hay cũng có thể gọi là khinh khí cầu làm sao nâng được toàn bộ trọng lượng của máy bay và bay đến mục tiêu đã định sẵn của ban tổ chức là hoàn thành bài thi. (Xem hình minh họa số 2)
Hình 2. Các nữ sinh với chiếc máy bay của mình
iii) Vòng chung kết sẽ là thi làm chiếc cầu.
Mỗi đội sẽ được phát 1 số lượng vật liệu gỗ làm cầu. Các em sẽ dùng băng keo dán lại thành chiếc cầu. Các đội sẽ lần lượt mang chiếc cầu mình ra thử nghiệm bằng cách cho 1 chiếc xe đồ chơi chạy qua. Đội nào cho xe có trọng lượng cao nhất chạy qua mà cầu không gãy là đội thắng cuộc. Mỗi đội có khoảng 3-5 lần thử, mỗi lần thử có thể tăng từ 100-500gram cho xe. [Hình 3]
Hình 3. Các học sinh đang thử nghiệm chiếc cầu của mình
Nhận xét: các thử thách này mang tính sáng tạo, team work và nghiên cứu khoa học rất cao. Các học sinh phải tự tìm tòi học hỏi để tìm ra giải pháp tốt nhất trong thời gian hạn chế để hoàn thành thử thách cho team mình. Dù các thử thách này cũng chỉ mang tính chất trò chơi, nhưng các học sinh sẽ học được rất nhiều từ cuộc thi.
Một video mang tính chất hư cấu dựa trên cuộc thi này được thể hiện bởi hãng Intel là một ví dụ sinh động cho các bạn hiểu được cuộc thi đó như thế nào. (Video 1)
Qua 3 thử thách nho nhỏ trên ta thấy, ngay từ rất nhỏ, các học sinh với những thử thách vừa sức đã giúp cho học sinh có được những kinh nghiệm, kỹ năng rất tốt.
Cho nên với những sinh viên năm 1, năm 2 như chúng ta thì việc bắt tay vào nghiên cứu một cái gì đó là một việc rất tốt. Điều quan trọng nhất là các bạn học được những kiến thức mà sẽ giúp các bạn giải quyết được vấn đề, học những thứ giúp các bạn thể hiện được trí tưởng tượng của mình, chứ không phải học để đạt điểm cao, để thi cho qua rồi xong. Chính yếu tố này giúp cho việc học của các bạn thú vị hơn có ích hơn, và thực tế hơn.
Một khi học
II. Các hướng nghiên cứu tại UIT
2.1 Mạng máy tính
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của Internet và các nền tảng tính toán lớn cộng với Internet tốc độ cao đã mở ra những hướng nghiên cứu lớn cho ngành Mạng máy tính để đáp ứng được như cầu đó.
Các hướng nghiên cứu: Tính toán di động, Internet of Thing, Thiết kế mạng, Phát triển ứng dụng mạng, Cloud computing, Data Center, Software Defined Network, Tính toán phân tán, Software Defined Network là những hướng đang được quan tâm.
Sinh viên khoa mạng có thể tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực này để sao cho việc truyền dữ liệu đi xa hơn, nhanh hơn và an toàn hơn.
III. Chuẩn bị hành trang cho việc nghiên cứu
Có nhiều bạn năm thứ 1, thứ 2 ở UIT tâm sự với tôi là em mới vào trường, chưa biết gì nên không dám tham gia NCKH. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Mỗi người chúng ta luôn có một trí tưởng tượng phong phú. Trí tưởng tượng đó không phụ thuộc vào kiến thức chúng ta biết. Quá trình biến trí tượng tượng đó thành hiện thực đó chính là quá trình nghiên cứu.
Nghiên cứu là dùng kiến thức chúng ta đã biết để tìm ra cái chưa biết. Điều quan trọng trong quá trình nghiên cứu đó là chúng ta lại học được rất nhiều điều chưa biết. Tuy nhiên, nếu bắt đầu từ Zero thì việc nghiên cứu sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Hơn nữa, việc nghiên cứu ở bậc Đại Học thực sự là việc rèn luyện thêm cho các bạn kỹ năng. Giúp các bạn hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề và chính kỹ năng này sẽ là một hành trang quan trọng để giúp các bạn tự tin vững bước trên con đường nghề nghiệp của mình sau này. Vì sau này, các bạn sẽ gặp phải những vấn đề/bài toán chưa gặp bao giờ và với kỹ năng "problem solving" thì các bạn sẽ vượt qua được.
Đối với sinh viên công nghệ thông tin, chúng ta cần chuẩn bị những gì ?
Kỹ năng lập trình là một kỹ năng tối quan trọng của sinh viên CNTT. Cho dù bạn chọn chuyên ngành gì: software engineering, computer engineering, information systems, computer science, computer network & commnications, information security,... thì kỹ năng lập trình là một kỹ năng không thể thiếu.
Kỹ năng lập trình độc lập với ngôn ngữ thể hiện. Có nghĩa khả năng liệt kê ra những tác vụ mà máy tính có thể thực hiện một cách tự động theo đúng những điều mà chúng ta mong muốn đó chính là lập trình. Hãy tham gia vào dự án Code.Org để hiểu thêm về việc lập trình.
Các môn nền tảng của ngành CNTT. Ngành CNTT là một ngành phát triển như vũ bão, hàng loạt ngôn ngữ lập trình sinh ra và biến dần đi, máy tính ngày càng hiện đại. Chúng ta dần trở nên lo lắng vì có quá nhiều thứ để học để tìm hiểu mà thời gian chúng ta thì hạn chế.
Cho nên việc nắm vững kiến thức nền tảng của ngành CNTT, để từ đó suy rộng ra, phát triển lên là một điều tối cần thiết. Một khi nền móng đã vững chắc thì việc xây dựng lên cao hơn là một điều dễ dàng.
Các môn mà tôi cho là quan trọng trong ngành CNTT đó là:
- Kiến trúc máy tính
- Hệ điều hành
- Nhập môn mạng máy tính
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
- Cơ sở dữ liệu
- Vi Xử Lý
Kỹ năng Tiếng Anh là một cánh cửa của sinh viên CNTT tiếp cận với nguồn tri thức vô tận của Internet. Cho dù bạn có thể phần nào tìm đủ những thứ mình cần bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, nhưng sẽ rất thiếu sót nếu chúng ta không sử dụng được một ngôn ngữ mà cộng đồng khoa học quốc tế sử dụng.
Việc tham gia vào các diễn đàn, khóa học mở Open courseware, Coursera,... sẽ mở ra cho bạn những kênh tri thức vô tạn mà qua đó bạn có thể được nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức bất cứ lúc nào. Đây cũng chính là một điều kiện quan trọng để giúp bạn có thể học tập suốt đời.
Ngoài ra, các bạn cần tham gia vào các cộng đồng những người thành đạt chia sẻ kinh nghiệm của họ. Để từ đó rút ra bài học cho riêng mình. Một trang ưa thích của tôi là Ted.com. Clip ưa thích của tôi là:
https://www.ted.com/talks/vijay_kumar_robots_that_fly_and_cooperate?language=en
IV. Kết luận
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo mà trong đó ngành CNTT nói chung là một ngành có ưu thế lớn trong việc chuyển sức sáng tạo thành sản phẩm một cách thuận lợi hơn và chuyển sản phẩm đó đến khách hàng một cách dễ dàng nhanh chóng hơn.
Các bạn hãy không ngừng dùng trí tưởng tượng của mình để sáng tạo ra những sản phẩm có ích. Nơi nào còn có sự bất tiện trong việc sử dụng, ở đó còn có một mảnh đất tiềm năng cho CNTT sáng tạo để giúp việc sử dụng được thuận lợi hơn.
Trong nỗ lực giảng dạy và NCKH tại Khoa Mạng, chúng tôi luôn chào đón những ý tưởng sáng tạo đến từ sinh viên, cũng như tổ chức các nhóm nghiên cứu để cùng sáng tạo. Với một tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học và những kiến thức nền tảng vững chắc, việc nghiên cứu sẽ giúp các bạn có thêm được những kỹ năng giải quyết vấn đề bổ ích cho công việc sau này của các bạn.
Tham khảo thêm:
[*] https://hbr.org/2015/02/where-the-digital-economy-is-moving-the-fastest
Trong bài viết này, tôi muốn giúp các bạn có thêm sự tự tin và chuẩn bị hành trang đế dấn thân vào công cuộc nghiên cứu. Bài viết sẽ mở đầu bằng một video tạo động lực. Tiếp đến tôi sẽ giới thiệu những nhóm nghiên cứu một cách tổng quát tại khoa Mạng để các bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn. Cuối cùng là làm sao để chuẩn bị hành trang cho mình bước vào con đường tìm tòi, sáng tạo.
I. Nghiên cứu ở mọi lứa tuổi:
Lúc tôi còn học ở La Trobe, University, tôi có tham gia làm giám thị cho cuộc thi đấu sáng tạo khoa học cho hơn 500 học sinh lớp 10-11 của khoảng 30 trường phổ thông trong thành phố Melbourne. Đề thi của cuộc thi gồm 3 phần diễn ra trong 1 ngày: i) chế tạo máy bắn đá - Catapult (Hình 1) (https://en.wikipedia.org/wiki/Catapult), ii) chế tạo máy bay bằng bóng bay, động cơ chạy pin - [Hình 2], iii) chế tạo chiếc cầu bằng vật liệu dễ gãy (Hình 3, Video 1)
i) Chế tạo Catapult
Các đội tham gia sẽ được phát cho 1 số lượng vật liệu như nhau: thanh gỗ, dây thun , dây buộc để chế tạo 1 cái Catapult tùy thích. Đội thắng cuộc là đội sẽ dùng cái Catapult đó bắn quả bóng tennis của ban giám khảo xa nhất và chính xác nhất. Ban giám khảo sẽ để 1 cái hồng tâm - Bull Eye ở xa xa. Đội nào bắn xa đến đó, trúng hồng tâm thì thắng.
Có những đội chỉ bắn được nửa đường, có đội bắn xa, nhưng không trúng. Nói chung là không khí reo hò, cỗ vũ rất hào húng. Kết quả rất dễ thấy và được giám khảo ghi nhận.
Hình 1. Học sinh mang cái máy bắn đá chuẩn bị trình diễn
ii) Trò chơi thứ 2: Học sinh được phát cho 3 quả bóng bay, một vài thanh cỗ mềm (có thể bẻ gãy bằng tay dễ dàng, và 1 vài động cơ chạy pin. Học sinh sáng tạo ra 1 cái máy bay, hay cũng có thể gọi là khinh khí cầu làm sao nâng được toàn bộ trọng lượng của máy bay và bay đến mục tiêu đã định sẵn của ban tổ chức là hoàn thành bài thi. (Xem hình minh họa số 2)
Hình 2. Các nữ sinh với chiếc máy bay của mình
iii) Vòng chung kết sẽ là thi làm chiếc cầu.
Mỗi đội sẽ được phát 1 số lượng vật liệu gỗ làm cầu. Các em sẽ dùng băng keo dán lại thành chiếc cầu. Các đội sẽ lần lượt mang chiếc cầu mình ra thử nghiệm bằng cách cho 1 chiếc xe đồ chơi chạy qua. Đội nào cho xe có trọng lượng cao nhất chạy qua mà cầu không gãy là đội thắng cuộc. Mỗi đội có khoảng 3-5 lần thử, mỗi lần thử có thể tăng từ 100-500gram cho xe. [Hình 3]
Hình 3. Các học sinh đang thử nghiệm chiếc cầu của mình
Nhận xét: các thử thách này mang tính sáng tạo, team work và nghiên cứu khoa học rất cao. Các học sinh phải tự tìm tòi học hỏi để tìm ra giải pháp tốt nhất trong thời gian hạn chế để hoàn thành thử thách cho team mình. Dù các thử thách này cũng chỉ mang tính chất trò chơi, nhưng các học sinh sẽ học được rất nhiều từ cuộc thi.
Một video mang tính chất hư cấu dựa trên cuộc thi này được thể hiện bởi hãng Intel là một ví dụ sinh động cho các bạn hiểu được cuộc thi đó như thế nào. (Video 1)
Video 1. Bridging our future - Vision by Intel
Qua 3 thử thách nho nhỏ trên ta thấy, ngay từ rất nhỏ, các học sinh với những thử thách vừa sức đã giúp cho học sinh có được những kinh nghiệm, kỹ năng rất tốt.
Cho nên với những sinh viên năm 1, năm 2 như chúng ta thì việc bắt tay vào nghiên cứu một cái gì đó là một việc rất tốt. Điều quan trọng nhất là các bạn học được những kiến thức mà sẽ giúp các bạn giải quyết được vấn đề, học những thứ giúp các bạn thể hiện được trí tưởng tượng của mình, chứ không phải học để đạt điểm cao, để thi cho qua rồi xong. Chính yếu tố này giúp cho việc học của các bạn thú vị hơn có ích hơn, và thực tế hơn.
Một khi học
II. Các hướng nghiên cứu tại UIT
2.1 Mạng máy tính
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của Internet và các nền tảng tính toán lớn cộng với Internet tốc độ cao đã mở ra những hướng nghiên cứu lớn cho ngành Mạng máy tính để đáp ứng được như cầu đó.
Các hướng nghiên cứu: Tính toán di động, Internet of Thing, Thiết kế mạng, Phát triển ứng dụng mạng, Cloud computing, Data Center, Software Defined Network, Tính toán phân tán, Software Defined Network là những hướng đang được quan tâm.
Video 2. Tổng quan về Internet Of Thing - IoT
Video 2.1. A day made of Glass 2
2.2 Truyền thông - Data communication
Việc truyền thông trên không gian mạng là một hướng quan trọng của khoa Mạng. Với lợi thế của Internet kết nối toàn cầu, xây dựng những kênh truyền thông trên mạng máy tính sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho sự phát triển của xã hội.Sinh viên khoa mạng có thể tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực này để sao cho việc truyền dữ liệu đi xa hơn, nhanh hơn và an toàn hơn.
Video 3. Data Communication
2.3 An ninh thông tin - Information Security
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của mạng máy tính cũng như những dịch vụ đó dần trở thành 1 phần không thể thiếu của đời sống chúng ta. Hãy tưởng tượng, một ngày nào đó, chúng ta không thể tiếp tục sử dụng các dịch vụ đó hay những thông tin cá nhân của chúng ta trên các dịch vụ đó trở nên không còn riêng tư nữa thì sẽ là thảm họa.
Nghiên cứu An ninh thông tin là sao cho chúng ta có thể bảo vệ được ngôi nhà thông tin của chúng ta an toàn hơn nhưng không làm mất đi tiện ích do mạng máy tính mang lại.
Video 4. Overview about Information security
Tuy nhiên, An ninh thông tin là 1 hướng nghiên cứu rất rộng, nó bao gồm nhiều lĩnh vực: mật mã học, mã độc, giao thức, lập trình an toàn, an ninh trên di động, an ninh trên mạng không dây, bảo mật web và ứng dụng, hệ thống phát hiện xâm nhập, .... Mỗi chủ đề trên sẽ là một hướng nghiên cứu lớn mà các bạn cũng có thể lựa chọn để tham gia.
Có nhiều bạn năm thứ 1, thứ 2 ở UIT tâm sự với tôi là em mới vào trường, chưa biết gì nên không dám tham gia NCKH. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Mỗi người chúng ta luôn có một trí tưởng tượng phong phú. Trí tưởng tượng đó không phụ thuộc vào kiến thức chúng ta biết. Quá trình biến trí tượng tượng đó thành hiện thực đó chính là quá trình nghiên cứu.
Nghiên cứu là dùng kiến thức chúng ta đã biết để tìm ra cái chưa biết. Điều quan trọng trong quá trình nghiên cứu đó là chúng ta lại học được rất nhiều điều chưa biết. Tuy nhiên, nếu bắt đầu từ Zero thì việc nghiên cứu sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Hơn nữa, việc nghiên cứu ở bậc Đại Học thực sự là việc rèn luyện thêm cho các bạn kỹ năng. Giúp các bạn hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề và chính kỹ năng này sẽ là một hành trang quan trọng để giúp các bạn tự tin vững bước trên con đường nghề nghiệp của mình sau này. Vì sau này, các bạn sẽ gặp phải những vấn đề/bài toán chưa gặp bao giờ và với kỹ năng "problem solving" thì các bạn sẽ vượt qua được.
Đối với sinh viên công nghệ thông tin, chúng ta cần chuẩn bị những gì ?
Kỹ năng lập trình là một kỹ năng tối quan trọng của sinh viên CNTT. Cho dù bạn chọn chuyên ngành gì: software engineering, computer engineering, information systems, computer science, computer network & commnications, information security,... thì kỹ năng lập trình là một kỹ năng không thể thiếu.
Kỹ năng lập trình độc lập với ngôn ngữ thể hiện. Có nghĩa khả năng liệt kê ra những tác vụ mà máy tính có thể thực hiện một cách tự động theo đúng những điều mà chúng ta mong muốn đó chính là lập trình. Hãy tham gia vào dự án Code.Org để hiểu thêm về việc lập trình.
Video 5. Code.Org
Một khi bạn đã nắm vững kỹ năng lập trình. Việc tiếp theo là các bạn cần phải tìm hiểu xem các ngôn ngữ dùng để lập trình máy tính họa động như thế nào. Các khái niệm như
- Cấu trúc dữ liệu & Giải thuật
- Lập trình tuần tự
- Lập trình hướng đối tượng
- Lập trình phân tán
- Lập trình an toàn.
Điều quan trọng cuối cùng trong kỹ năng lập trình là cần phải test lại trước khi hoàn tất. Thậm chí là phải "test" trước khi viết code! Đây thực ra là một kỹ năng nâng cao mà các lập trình viên hiện tại đang rất thiếu. Mà việc viết code không test dẫn đến rất nhiều hệ lụy về ATTT mà chúng ta gặp phải sau này. Tôi sẽ đề cập đến vấn đề này trong một bài viết khác.
Các môn nền tảng của ngành CNTT. Ngành CNTT là một ngành phát triển như vũ bão, hàng loạt ngôn ngữ lập trình sinh ra và biến dần đi, máy tính ngày càng hiện đại. Chúng ta dần trở nên lo lắng vì có quá nhiều thứ để học để tìm hiểu mà thời gian chúng ta thì hạn chế.
Cho nên việc nắm vững kiến thức nền tảng của ngành CNTT, để từ đó suy rộng ra, phát triển lên là một điều tối cần thiết. Một khi nền móng đã vững chắc thì việc xây dựng lên cao hơn là một điều dễ dàng.
Các môn mà tôi cho là quan trọng trong ngành CNTT đó là:
- Kiến trúc máy tính
- Hệ điều hành
- Nhập môn mạng máy tính
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
- Cơ sở dữ liệu
- Vi Xử Lý
Kỹ năng Tiếng Anh là một cánh cửa của sinh viên CNTT tiếp cận với nguồn tri thức vô tận của Internet. Cho dù bạn có thể phần nào tìm đủ những thứ mình cần bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, nhưng sẽ rất thiếu sót nếu chúng ta không sử dụng được một ngôn ngữ mà cộng đồng khoa học quốc tế sử dụng.
Việc tham gia vào các diễn đàn, khóa học mở Open courseware, Coursera,... sẽ mở ra cho bạn những kênh tri thức vô tạn mà qua đó bạn có thể được nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức bất cứ lúc nào. Đây cũng chính là một điều kiện quan trọng để giúp bạn có thể học tập suốt đời.
Ngoài ra, các bạn cần tham gia vào các cộng đồng những người thành đạt chia sẻ kinh nghiệm của họ. Để từ đó rút ra bài học cho riêng mình. Một trang ưa thích của tôi là Ted.com. Clip ưa thích của tôi là:
https://www.ted.com/talks/vijay_kumar_robots_that_fly_and_cooperate?language=en
IV. Kết luận
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo mà trong đó ngành CNTT nói chung là một ngành có ưu thế lớn trong việc chuyển sức sáng tạo thành sản phẩm một cách thuận lợi hơn và chuyển sản phẩm đó đến khách hàng một cách dễ dàng nhanh chóng hơn.
Các bạn hãy không ngừng dùng trí tưởng tượng của mình để sáng tạo ra những sản phẩm có ích. Nơi nào còn có sự bất tiện trong việc sử dụng, ở đó còn có một mảnh đất tiềm năng cho CNTT sáng tạo để giúp việc sử dụng được thuận lợi hơn.
Trong nỗ lực giảng dạy và NCKH tại Khoa Mạng, chúng tôi luôn chào đón những ý tưởng sáng tạo đến từ sinh viên, cũng như tổ chức các nhóm nghiên cứu để cùng sáng tạo. Với một tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học và những kiến thức nền tảng vững chắc, việc nghiên cứu sẽ giúp các bạn có thêm được những kỹ năng giải quyết vấn đề bổ ích cho công việc sau này của các bạn.
Tham khảo thêm:
[*] https://hbr.org/2015/02/where-the-digital-economy-is-moving-the-fastest
Kho sim trả sau mobifone dành cho mọi người
Trả lờiXóa