Mục tiêu của bài nói chuyện này là giúp sinh viên nhận ra và khắc phục những lỗi Tiếng Anh trong việc viết bài báo khoa học. Reviewer rất khó chấp nhận 1 bài báo mà đầy lỗi Tiếng Anh.
Hãy tưởng tượng, lỗi chính tả như những hạt sạn, xuất hiện trong một món ăn. Cho dù món ăn có ngon cách mấy, thực khách cắn phải hạt sạn thì cảm giác rất bực mình. Cho nên cần phải chú ý làm sạch lỗi chính tả, ngữ pháp trước khi nộp để tránh bị từ chối bài báo.
Nếu hội nghị dùng tiếng Anh thì phần lớn bài báo bị từ chối là do trình bày Tiếng Anh quá kém [*]. Điều này rất dễ xảy ra với sinh viên Việt Nam. Bởi vì ngôn ngữ của chúng ta thuộc họ ngôn ngữ không biến hình (không có chia động từ theo thì, thời).
Ví dụ: chia động từ "ăn" thì tôi ăn, các anh ăn, hôm qua tôi ăn, ngày mai anh ăn, ngày kia, ngày mốt các bạn ăn cũng đều là động từ "ăn" viết nguyên gốc hết :-) Do đó chúng ta mang luôn cái quán tính này vào trong English sẽ rất dễ bị lỗi.
Thêm một ví dụ nữa cho thấy quán tính Tiếng Việt của chúng ta đem áp vào như thế này sẽ bị "toi ngay: một căn nhà, hai căn nhà ba căn nhà một căn nhà rưỡi, nhưng sang tiếng Anh: one house, two houses, three houses, one and a half houses ! Tiếng Việt 1 căn nhà, hay 1000 căn nhà cũng viết là căn nhà, còn tiếng Anh phải chú ý số ít/nhiều, mặc dù chỉ một chữ s cuối cùng thôi, nhưng lại gây hoạ lớn: lỗi cơ bản!
Nói một cách nôm na là hãy suy nghĩ như Tiếng Anh, dùng Tiếng Anh để suy luận, đừng tư duy theo kiểu Tiếng Việt bởi vì bản chất 2 ngôn ngữ này khác nhau.
Sau đây là một số thống kê các lỗi cơ bản mà người Việt mắc phải, quan trọng hơn hết, những lỗi này được xem là rất sơ đẳng, nếu mắc phải thì xem như bạn chưa biết English là gì:
Còn nhiều lỗi Tiếng Anh nữa, nhưng 5 loại lỗi trên thì nếu các bạn sửa được thì bài báo của mình cũng sẽ sáng sủa hơn rất nhiều. Thế thì làm sao để không mắc lỗi này ?
Kinh nghiệm bản thân của tôi thì ta phải tự bỏ "cái tôi" "ánh xạ" hay suy luận logic giữa Tiếng Việt và Tiếng Anh đi. Đó là khi nói số ít, số nhiều bạn phải suy nghĩ đó là 2 việc khác nhau (học thuộc lòng).
Tương tự như vậy, khi nói về thời gian, phải nghĩ là những thì khác nhau.
Bạn cứ nhẩm trong đầu, one car, two cars; one house, two houses, one class, two classes; nhẩm các thì: I went to school, I go to school; I play football, he plays badminton, I present the paper, the paper presents an idea ... Cứ thế, dần dần sẽ ngộ ra và thành phản xạ.
Chiến thuật để kiểm lỗi bài báo: trong trường hợp bạn tự chỉnh thì nên làm 1 quy trình 5 bước để check 5 lỗi thường gặp trên. Theo một nguyên tắc: một bài báo không mắc lỗi sẽ bao gồm những paragraph không mắc lỗi, một paragraph không mắc lỗi sẽ bao gồm những câu không mắc lỗi! Ta bắt đầu từ đơn vị nhỏ nhất của paper đó là câu! Bởi vì từ thì đã có bộ sửa lỗi chính tả từ vựng tự động cho chúng ta rồi.
Cuối cùng, là phải nhờ 1 người khác đọc lại gọi là proof-reading. Bởi vì một nguyên tắc cơ bản, ta ít khi nhận ra chính lỗi của ta :-)
Tóm lại, viết English là một việc khó, viết báo cáo khoa học lại càng khó hơn. Không có cách nào để vượt qua được nếu bạn không luyện tập. Nếu bạn chăm chỉ luyện tập, rồi một ngày nào đó paper đầu tiên của các bạn sẽ được chấp nhận, xuất bản, sẽ xuất hiện trong các thư viện điện tử IEEE, SpringerLink, ACM, ScienceDirect,....tên của các tác giả cùng với ngôi trường thân thương của ta sẽ tồn tại trong đó với thời gian có lẽ sẽ lâu hơn thời gian sống của chính tác giả. Lúc đó, niềm hạnh phúc do paper đầu tiên được công bố sẽ mang lại cho tác giả những cảm xúc khó quên. Tôi tin là các bạn sẽ làm được! Yes, we can !
Hãy tưởng tượng, lỗi chính tả như những hạt sạn, xuất hiện trong một món ăn. Cho dù món ăn có ngon cách mấy, thực khách cắn phải hạt sạn thì cảm giác rất bực mình. Cho nên cần phải chú ý làm sạch lỗi chính tả, ngữ pháp trước khi nộp để tránh bị từ chối bài báo.
Nếu hội nghị dùng tiếng Anh thì phần lớn bài báo bị từ chối là do trình bày Tiếng Anh quá kém [*]. Điều này rất dễ xảy ra với sinh viên Việt Nam. Bởi vì ngôn ngữ của chúng ta thuộc họ ngôn ngữ không biến hình (không có chia động từ theo thì, thời).
Thêm một ví dụ nữa cho thấy quán tính Tiếng Việt của chúng ta đem áp vào như thế này sẽ bị "toi ngay: một căn nhà, hai căn nhà ba căn nhà một căn nhà rưỡi, nhưng sang tiếng Anh: one house, two houses, three houses, one and a half houses ! Tiếng Việt 1 căn nhà, hay 1000 căn nhà cũng viết là căn nhà, còn tiếng Anh phải chú ý số ít/nhiều, mặc dù chỉ một chữ s cuối cùng thôi, nhưng lại gây hoạ lớn: lỗi cơ bản!
Nói một cách nôm na là hãy suy nghĩ như Tiếng Anh, dùng Tiếng Anh để suy luận, đừng tư duy theo kiểu Tiếng Việt bởi vì bản chất 2 ngôn ngữ này khác nhau.
Sau đây là một số thống kê các lỗi cơ bản mà người Việt mắc phải, quan trọng hơn hết, những lỗi này được xem là rất sơ đẳng, nếu mắc phải thì xem như bạn chưa biết English là gì:
- Số ít, số nhiều và các vấn đề liên quan (động từ, đại từ nhân xưng, danh từ)
- one computer, but two computers.
- I play guitar. She plays guitar.
- I have one mobile phone. He has two mobile phones
- ==> Thiếu 1 chữ s thôi, bạn sẽ bị cho là sai cơ bản ngữ pháp, động từ have ngôi thứ 3 số ít phải chuyển thành has. Ai cũng biết, nhưng 90% người Việt mắc lỗi này khi viết
- Thời gian, thể : quá khứ & vị lai: cũng là thứ mà chúng ta hay mắc phải.
- Lưu ý thời và các biến thể của động từ. Hôm qua tôi ăn 1 quả táo. Hôm nay tôi ăn 1 quả táo. Ngày mai tôi sẽ ăn táo. Tiếng Việt là thế, nhưng Tiếng Anh lại khác:
- Yesterday, I ate an apple. Today, I eat an apple. Tomorrow, I will eat an apple.
- Đây cũng chính là điều vì sao các bạn làm TOEFL rất giỏi khi phát hiện lỗi, nhưng khi viết chính mình cũng bị lỗi. Chỉ còn cách cẩn thận mới tránh được mà thôi !
- Các động từ bất quy tắc cần phải học thuộc lòng. Không chỉ học thuộc lòng mà phải thuộc ví dụ. Thông thường nếu bạn chỉ học từ riêng lẻ mà không có ví dụ sẽ rất mau quên.
- Các thể thức passive voice, active voice cần phải lưu ý.
- Mạo từ - articles: Đây cũng là một điều khó khăn cho người Việt bởi vì trong Tiếng Việt cũng có một loại như mạo từ (cái này, cái kia, cái đó, chính cái này, cái đằng kia...) nhưng hầu như khi sử dụng, thiếu mạo từ chúng ta vẫn hiểu. Còn trong Tiếng Anh, nếu thiếu mạo từ ta sẽ bị đánh giá là sai ngữ pháp. Cần chú ý các mạo từ xác định, không xác định (the, an, a)
- Câu không hoàn chỉnh: thiếu một thành phần nào đó trong câu, đôi khi bắt gặp 1 câu rất dài mà thiếu động từ thì đọc giả sẽ không hiểu ý của tác giả muốn nói gì.
- Cấu trúc song song, so sánh không chuẩn. Có những lỗi nếu để ý kỹ các bạn cũng sẽ tự mình phát hiện ra. Ví dụ:
- Mary likes to hike, to swim, and to ride a bicycle. OR
- Mary likes to hike, swim, and ride a bicycle.
- Nhưng không được trộn lẫn với nhau:
- Mary likes hiking, swimming, and to ride a bicycle.
- Parallel: Mary likes hiking, swimming, and riding a bicycle.
Còn nhiều lỗi Tiếng Anh nữa, nhưng 5 loại lỗi trên thì nếu các bạn sửa được thì bài báo của mình cũng sẽ sáng sủa hơn rất nhiều. Thế thì làm sao để không mắc lỗi này ?
Kinh nghiệm bản thân của tôi thì ta phải tự bỏ "cái tôi" "ánh xạ" hay suy luận logic giữa Tiếng Việt và Tiếng Anh đi. Đó là khi nói số ít, số nhiều bạn phải suy nghĩ đó là 2 việc khác nhau (học thuộc lòng).
Tương tự như vậy, khi nói về thời gian, phải nghĩ là những thì khác nhau.
Bạn cứ nhẩm trong đầu, one car, two cars; one house, two houses, one class, two classes; nhẩm các thì: I went to school, I go to school; I play football, he plays badminton, I present the paper, the paper presents an idea ... Cứ thế, dần dần sẽ ngộ ra và thành phản xạ.
Chiến thuật để kiểm lỗi bài báo: trong trường hợp bạn tự chỉnh thì nên làm 1 quy trình 5 bước để check 5 lỗi thường gặp trên. Theo một nguyên tắc: một bài báo không mắc lỗi sẽ bao gồm những paragraph không mắc lỗi, một paragraph không mắc lỗi sẽ bao gồm những câu không mắc lỗi! Ta bắt đầu từ đơn vị nhỏ nhất của paper đó là câu! Bởi vì từ thì đã có bộ sửa lỗi chính tả từ vựng tự động cho chúng ta rồi.
- Bước 1: đọc lại từng câu, chỉ kiểm lỗi số, ngôi thứ 3.
- Bước 2: đọc lại từng câu, chỉ kiểm lỗi thì, động từ
- Bước 3: đọc lại từng câu, chỉ kiểm lỗi mạo từ
- Bước 4: đọc lại từng câu, chỉ kiểm lỗi cấu trúc câu
- Bước 5: đọc lại từng câu, chỉ kiểm lỗi cấu trúc song song.
Tất nhiên, không loại trừ khi đọc lại ở các bước, bạn sẽ bắt gặp lỗi khác và sửa ngay lúc đó để đề phòng đọc lại sẽ không nhận ra.
Cuối cùng, là phải nhờ 1 người khác đọc lại gọi là proof-reading. Bởi vì một nguyên tắc cơ bản, ta ít khi nhận ra chính lỗi của ta :-)
Tóm lại, viết English là một việc khó, viết báo cáo khoa học lại càng khó hơn. Không có cách nào để vượt qua được nếu bạn không luyện tập. Nếu bạn chăm chỉ luyện tập, rồi một ngày nào đó paper đầu tiên của các bạn sẽ được chấp nhận, xuất bản, sẽ xuất hiện trong các thư viện điện tử IEEE, SpringerLink, ACM, ScienceDirect,....tên của các tác giả cùng với ngôi trường thân thương của ta sẽ tồn tại trong đó với thời gian có lẽ sẽ lâu hơn thời gian sống của chính tác giả. Lúc đó, niềm hạnh phúc do paper đầu tiên được công bố sẽ mang lại cho tác giả những cảm xúc khó quên. Tôi tin là các bạn sẽ làm được! Yes, we can !
em cảm ơn thầy, bài viết của thầy quá hay.
Trả lờiXóablog của thầy lâu lâu mới ra bài viết nhưng bài nào cũng chất lượng cả :D
tks for your post. It's very helpful :)
Trả lờiXóa