Trong quá trình viết khóa luận, không ít bạn lúng túng cách ghi trích dẫn tài liệu tham khảo. Một trong những nguyên nhân đó là do ta chưa hiểu bài báo. Khi chưa hiểu thì làm sao mà trích dẫn được. Để có thể hiểu được bài báo, ta phải tóm tắt được bài báo đó. Nội dung của bài viết này nhằm giúp các bạn một phương pháp để các bạn tóm tắt bài báo, để từ đó có thể sử dụng nội dung đã tóm tắt để trích trong bài viết của mình.
Nói về cách trích dẫn tài liệu khoa học thì cả một nghệ thuật. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây [1]. Tuy nhiên, điều trước tiên ta cần làm là hiểu được bài báo mà ta muốn trích dẫn. Muốn hiểu được thì phải tóm tắt được.
Có thể nói một cách nôm na như thế này:
Hoặc là đọc xong bài báo rồi không hiểu gì cả, không nhớ gì cả, thế thì làm sao dùng đây?
Cách tốt nhất là ghi chép lại, tóm tắt lại.
Tóm tắt có nghĩa là ghi chép lại theo cách hiểu của mình để làm sao có thể chỉ cần nhìn vào bản tóm tắt là có thể diễn tả lại được nội dung bài báo mà không cần phải đọc lại bài báo gốc.
Có nhiều cách ghi tóm tắt:
Sau đây ta sẽ thử làm 1 bài tập ghi note lại để dành cho việc trích dẫn sau này. Bài báo được chọn có tựa đề là "The Computer for the 21st Cenruty", xuất bản năm 1991, của ông Mark Weiser, người được xem là ông tổ của ngành Ubiquitous Computing. Toàn văn của bài báo được ghi tại:
Câu đầu tiên của bài báo được trích dẫn rất nhiều trong các bài báo khoa học sau này "The most profound technologies are those that disappear. They weave themselves into the fabric of everyday life until they are indistinguishable from it." Nó được xem như 1 tuyên ngôn cho lĩnh vực ubiquitous computing.
Để dẫn dắt đọc giả, Weiser đã so sách 2 vấn đề: viết chữ và công nghệ thông tin (đoạn 2 và 3, bắt đầu từ "Consider writing... cho đến ... they did about writing). Từ khi con người sáng chế ra chữ viết, nó được dùng để ghi lại ngôn ngữ nói, ghi lại thông tin. Chữ viết xuất hiện khắp mọi nơi và trở thành một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại. Ngược lại, công nghệ thông tin cũng dùng để ghi lại thông tin, nhưng việc tiếp cận thông tin cũng không được thuận tiện như chữ viết xuất hiện trên báo giấy, trên tường, trên bảng hiệu,... khắp mọi nơi.
==> Đây cũng là 1 cách hiểu và cách tóm tắt.
Tiếp theo, tác giả phân tích những khía cạnh khiến máy tính để bàn khong thuận tiện cho người sử dụng, từ lĩnh vực giao tiếp người - máy, đến những khía cạnh tâm lý.
Ý đặc biệt trong bài báo này có thể trích dẫn là Weiser quan tâm đến máy tính phục vụ con người một cách tự nhiên, làm thế nào để người dùng máy tính mà không mất quá nhiều thời gian để hiểu nó, điều khiển nó. Hay nói một cách khác ta dùng công cụ để làm phương tiện làm việc hơn là quan tâm đến công cụ. Trong bài báo khác, ông nói cái kính là 1 công cụ tốt, vì nhờ nó mà ta nhìn rõ, khi ta sử dụng ta không quan tâm đến sự hiện diện của cái kính nữa !!!
Trong bài báo này còn đề cập đến 3 thiết bị đặc biệt : Tab, Pad, và Board. Mà hiện nay, ta đã thấy sự hiện diện khắp nơi của 3 thiết bị này.
Ngoài ra, bài báo còn có rất nhiều ý mà các bạn có thể khám phá và làm tư liệu cho việc viết bài trong hướng ngành Ubiquitous computing. Hơn nữa, trong đó cũng đề ra nhiều ý tưởng vẫn còn để ngỏ chờ các nhà khoa học khai phá.
Tóm lại, việc ghi tóm tắt rất quan trọng, nó giúp bạn ghi nhớ bài báo mà không cần phải đọc lại bài báo gốc. Quan trọng hơn, những gì được ghi chép sẽ được làm tư liệu cho bài viết của mình sau này.
Chúc các bạn thành công trên con đường viết lách của mình.
[1] http://nguyenvantuan.net/otherskills/1504-trich-dan-tai-lieu-khoa-hoc-
Nói về cách trích dẫn tài liệu khoa học thì cả một nghệ thuật. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây [1]. Tuy nhiên, điều trước tiên ta cần làm là hiểu được bài báo mà ta muốn trích dẫn. Muốn hiểu được thì phải tóm tắt được.
Có thể nói một cách nôm na như thế này:
"Đọc mà không ghi chép (note) lại, chỉ tổ phí thời gian mà thôi"
Đối với các bạn trong bước đầu vào con đường học thuật, các bạn sẽ phải đọc rất nhiều paper. Nhưng sẽ đến lúc đọc 1 bài rồi, thấy quen quen, hóa ra là ta đã in ra, đọc hồi tháng trước, giờ cũng in ra và đọc lại như mới !Hoặc là đọc xong bài báo rồi không hiểu gì cả, không nhớ gì cả, thế thì làm sao dùng đây?
Cách tốt nhất là ghi chép lại, tóm tắt lại.
Tóm tắt có nghĩa là ghi chép lại theo cách hiểu của mình để làm sao có thể chỉ cần nhìn vào bản tóm tắt là có thể diễn tả lại được nội dung bài báo mà không cần phải đọc lại bài báo gốc.
Có nhiều cách ghi tóm tắt:
- Dạng gạch đầu dòng. Ví dụ: bài báo này nói điểm A,B,C.
- Dạng hình ảnh, sơ đồ. Một số bạn có trí nhớ hình ảnh tốt hơn nhớ chữ (thực ra con người nói chung, nhớ hình ảnh tốt hơn) Hãy tận dụng thế mạnh đó để vẽ lại nội dung bài báo bằng hình ảnh.
- Dạng cây thư mục, mindmap.
Ghi những gì trong bảng tóm tắt của mình?
- Ghi ý quan trọng nhất mà bài báo đã nêu, đã chứng minh. Mỗi bài báo thường chỉ nói/chứng minh một vấn đề thôi.
- Ghi những ý tâm đắc mà mình muốn dùng để trích dẫn sau này.
- Ghi những đóng góp của bài báo. Những điều sẽ làm luận cứ làm mạnh thêm ý kiến của ta trong bài viết của ta sau này.
Sau đây ta sẽ thử làm 1 bài tập ghi note lại để dành cho việc trích dẫn sau này. Bài báo được chọn có tựa đề là "The Computer for the 21st Cenruty", xuất bản năm 1991, của ông Mark Weiser, người được xem là ông tổ của ngành Ubiquitous Computing. Toàn văn của bài báo được ghi tại:
Câu đầu tiên của bài báo được trích dẫn rất nhiều trong các bài báo khoa học sau này "The most profound technologies are those that disappear. They weave themselves into the fabric of everyday life until they are indistinguishable from it." Nó được xem như 1 tuyên ngôn cho lĩnh vực ubiquitous computing.
Để dẫn dắt đọc giả, Weiser đã so sách 2 vấn đề: viết chữ và công nghệ thông tin (đoạn 2 và 3, bắt đầu từ "Consider writing... cho đến ... they did about writing). Từ khi con người sáng chế ra chữ viết, nó được dùng để ghi lại ngôn ngữ nói, ghi lại thông tin. Chữ viết xuất hiện khắp mọi nơi và trở thành một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại. Ngược lại, công nghệ thông tin cũng dùng để ghi lại thông tin, nhưng việc tiếp cận thông tin cũng không được thuận tiện như chữ viết xuất hiện trên báo giấy, trên tường, trên bảng hiệu,... khắp mọi nơi.
==> Đây cũng là 1 cách hiểu và cách tóm tắt.
Tiếp theo, tác giả phân tích những khía cạnh khiến máy tính để bàn khong thuận tiện cho người sử dụng, từ lĩnh vực giao tiếp người - máy, đến những khía cạnh tâm lý.
Ý đặc biệt trong bài báo này có thể trích dẫn là Weiser quan tâm đến máy tính phục vụ con người một cách tự nhiên, làm thế nào để người dùng máy tính mà không mất quá nhiều thời gian để hiểu nó, điều khiển nó. Hay nói một cách khác ta dùng công cụ để làm phương tiện làm việc hơn là quan tâm đến công cụ. Trong bài báo khác, ông nói cái kính là 1 công cụ tốt, vì nhờ nó mà ta nhìn rõ, khi ta sử dụng ta không quan tâm đến sự hiện diện của cái kính nữa !!!
Trong bài báo này còn đề cập đến 3 thiết bị đặc biệt : Tab, Pad, và Board. Mà hiện nay, ta đã thấy sự hiện diện khắp nơi của 3 thiết bị này.
Ngoài ra, bài báo còn có rất nhiều ý mà các bạn có thể khám phá và làm tư liệu cho việc viết bài trong hướng ngành Ubiquitous computing. Hơn nữa, trong đó cũng đề ra nhiều ý tưởng vẫn còn để ngỏ chờ các nhà khoa học khai phá.
Tóm lại, việc ghi tóm tắt rất quan trọng, nó giúp bạn ghi nhớ bài báo mà không cần phải đọc lại bài báo gốc. Quan trọng hơn, những gì được ghi chép sẽ được làm tư liệu cho bài viết của mình sau này.
Chúc các bạn thành công trên con đường viết lách của mình.
[1] http://nguyenvantuan.net/otherskills/1504-trich-dan-tai-lieu-khoa-hoc-
Nhận xét
Đăng nhận xét