Ghi chép từ buổi học viết paper với GS Nguyễn Văn Tuấn

Năm ngoái (27/12/2012),  tôi có may mắn được dự buổi seminar với giáo sư Tuấn với nội dung về cách viết bài báo khoa học (các bạn có thể tham khảo phiên bản gốc tại website của giáo sư http://nguyenvantuan.net/). Giáo sư trình bày rất nhiều vấn đề, tôi xin ghi lại một số điều tâm đắc để chia sẽ cùng các bạn với mong muốn là chúng ta cùng dìu dắt nhau trên con đường khoa học.

Nội dung trình bày được thiết kế cho 1 tuần làm việc (5 ngày, kể cả thực hành), nhưng vì lý do thời gian có hạn, GS Tuấn phải trình bày trong 1 buổi sáng. Nội dung chia làm 3 phần:

  1. Tại sao công bố quốc tế & Lý do từ chối bài báo khoa học (48 slides). Download PDF file 
  2. How to write a scientific paper (120 slides)
  3. Scientific English (68 slides)
Sau đây, tôi tóm tắt lại thành các công thức cho riêng mình và có một số liên hệ với việc viết trong computer science, luận văn, báo cáo.  
  1. Tại sao công bố quốc tế & Lý do từ chối bài báo khoa học: công bố để chia sẽ thành quả nghiên cứu được với đồng nghiệp trên toàn thế giới; để có thể xin tài trợ, to get a job and to keep a job. Lý do bài báo bị từ chối:
    • Lỗi Tiếng Anh  (27%) !!! 
    • Không đủ tài liệu tham khảo (4%): cái này các bạn khi viết luận văn cũng phải chú ý. 
    • Số liệu hỗ trợ nghèo nàn (9%
    • Gửi bài không đúng tạp chí (7%): tạp chí về y khoa mà gửi bài nói về computer science 
    • Đóng góp chưa đủ tầm (8%) 
    • Tác giả không làm theo mẫu đã đề ra (13%): Thông thường các tại chí lớn đều có file Template (Word và LaTex) cho tác giả viết bài. Nếu bị reject vì viết không theo mẫu sẽ rất đáng tiếc ! Các bạn có thể học LaTeX ngay từ bây giờ, nếu muốn gửi vào các tạp chí và hội nghị uy tín. 
    • Chủ đề không liên quan, không mới, không phù hợp (16%): GS ví dụ: hút thuốc lá sẽ gây ung thư phổi. Điều này đã được khẳng định rồi, không cần phải đào sâu nữa. ==> Vai trò của người hướng dẫn định hướng nghiên cứu cũng rất quan trọng, tránh Re-invent the wheel. 
    • Ngoài ra còn các vấn đề khác .... 
  2. How to write a scientific paper: Trong phần này giáo sư trình bày về cấu trúc 1 bài báo theo chuẩn IMRad:  Introduciton, Methods, Results, and  Discussion. Đây là 1 bài báo gửi cho các tạp chí y khoa, trong computer science, phần Related Work có thể nằm sau phần Introduction. Trong đó các phần phải chú ý như sau: 
    •  Title: đặt tên bài báo rất quan trọng. Chiều dài của tiêu đề cũng ảnh hưởng đến độ trích dẫn. Theo thống kê của Lancet, các bài báo có độ dài tiêu đề là 18 từ sẽ có độ cited cao nhất 
    • Abstract: tóm tắt toàn bộ nội dung của bài báo (khoảng 250-300 từ), là phần gây ấn tượng đầu tiên với người đọc và cũng là phần duy nhất người ta đọc! Thông thường Abstract sẽ được viết sau cùng. 
    • Introduction: Phần sống còn của bài báo. Research question là phần quan trọng nhất (reviewers, dọc giả sẽ quyết định xem có nên đọc tiếp không). Cấu trúc của Introduction: 
      • Điều gì đã biết
      • Điều gì chưa biết 
      • Câu hỏi cháy bỏng ? Đây là đứa con tinh thần của tác giả, thể hiện sự hào hứng muốn trình bày.  Bản thân tác giả mà không hào hứng thì làm sao lôi kéo người đọc đọc bài của mình !
      • Cách tiếp cận thực nghiệm. 
      • Tại sao cách tiếp cận của ta mới, và quan trọng ?  
    • Phương pháp : Có đến 72% bài báo bị từ chối vì dùng sai phương pháp. Reviewers sẽ cân nhắc, đánh giá phương pháp bạn đưa ra có đủ để trả lời cho giả thuyết của bạn hay không? 
    • Kết quảTrái tim của bài báo. Hãy viết sau khi đã có đầy đủ số liệu. Tạo bảng, biểu đồ trước rồi viết dựa trên ý mình hiểu, mình tìm ra điều gì qua số liệu tìm được. Kết quả không phải là Data, Results = the meaning of the data.
    • Discussion: Phần thảo luận, qua tất cả những điều bạn đã trình bày ở trên, kết quả thu được có ý nghĩa gì, nói lên điều gì ? Lỗ hổng tri thức cần phải lấp đầy. GS đã đưa ra 1 phương pháp của riêng giáo sư và gọi là Nguyen's format or my_format :-) 
      • First part: Summary of the study's rationale and main findings 
      • Second part: Comparision with previous findings in the literature 
      • Third part: Elaborate on mechanism (if possible) 
      • Fourth part: Provide a generalization
      • Fifth part: Discuss strengths and weakness of your study 
      • Last paragraph: A big bottom line: một câu tuyên ngôn thật sâu sắc, làm cho đọc giả về đến nhà nằm gác tay lên trán vẫn nhớ !!! 
        • Một số lưu ý trong Discussion:  
          • Không đơn thuần là lặp lại kết quả 
          • Không giải thích tiểu tiết 
          • Không nên che dấu unexpected results
          • Không cường điệu hóa vấn đề.  
          • Do not hedge: đừng nhét chữ vô miệng người ta, phải thuyết phục có tình có lý. 
    • Acknowledgement: Cám ơn quỹ tài trợ, người giúp đỡ trực tiếp cho công trình. Phải xin phép người được cám ơn.  
  3. Scientific English: Như chúng ta đã thấy nguyên nhân paper bị từ chối do tiếng Anh kém chiếm đến hơn 1/4 (27% bị rejected). Do đó tiếng Anh rất quan trọng. Việc viết bằng tiếng Anh phải rèn luyện hằng ngày.  Một bài báo bao gồm nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn gồm nhiều câu, trong mỗi câu có nhiều từ.  
    • Each paragraph makes 1 point! Mỗi paragraph lý tưởng là từ 3-4 câu thôi. 5 câu là đã vượt limit rồi. Các câu trong 1 paragraph như 1 mắc xích với nhau: A-->B. B-->C. C-->D.... Viết cũng như làm toán, không có câu nào thừa. Mỗi câu tồn tại trong paragraph phải có nguyên nhân của nó.  
    • Văn hóa nói và viết của Phương Tây: Nói chủ đích của mình trước, các câu tiếp theo là giải thích chủ đích đó. Khác với văn hóa "rào trước, đón sau" của dân ta. Cần phải thay đổi thói quen này nếu muốn viết paper khoa học. 
    • Ngữ pháp, thì, voices và dùng đúng từ. 
    • Tạo một luồng/dòng (flow) chảy xuyên suốt trong đoạn văn. Nếu không sẽ giống như ta viết các gạch đầu dòng.  
    • Bài báo khoa học, không phải là bài thơ. Do đó nó cần phải: 
      • Chính xác, phân tích, giải thích, có mục tiêu rõ ràng, không thiên kiến/thiên lệch, súc tích, có trách nhiệm, và phải theo những quy định trước (format, template). 
    • Một số gợi ý: 
      • Viết câu chủ đề trước 
      • Phác thảo phần còn lại của đoạn văn
      • Đặt các câu văn vào đúng vị trí của nó 
      • Giảm thiểu độ mù mờ (eliminate fog) 
      • Nói điều bạn muốn nói: tránh dùng từ dễ bị hiểu sai. 
      • Viết chặt chẽ
      • Nghĩ về đọc giả của bạn: lỗi rất thường xảy ra là bạn tưởng rằng đọc giả hiểu hết những gì bạn làm. Project của bạn làm trong hàng tháng trời, năm trời , bạn đã thuộc lòng nó, còn đối với đọc giả thì mới toanh! Phải cẩn thận 
      • Làm cho bài báo trở nên hấp dẫn. 
Good paper = Good science + Good Journal + Good writing 

Tóm lại, một bài báo tốt phải có chất lượng khoa học tốt, được đăng ở 1 tạp chí tốt và có cách viết tốt. Để đạt được điều này, không phải là một sớm một chiều là được ngay. Nó đòi hỏi chúng ta phải kiên trì rèn luyện. Tôi tin rằng chúng ta sẽ thành công!



Nhận xét

  1. Cho em xin tài liệu về mục:
    2. how to write a scienctific paper (120 slide)
    3. scienctific english (68slide).
    Nếu tác giả đọc được comment nầy hãy gửi nội dung qua email là: trungthanh1990@gmail.com. Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét