Thời của điện thoại di động

Có thể nói sau gần 40 năm phát minh ra điện thọai di động đầu tiên (4/1973), chắc hẳn ông Martin Cooper không nghĩ rằng cái điện thoại đã trở nên một vật bất ly thân của giới trẻ ngày nay. Mobile phone đã đang và sẽ có những bước tiến mạnh mẽ mà chúng ta, những còn người trong thời đại @ không thể nào nhắm mắt làm ngơ trước sự tác động của nó vào đời sống hằng ngày.

Một thực tế đáng kinh ngạc là thế giới sắp có khoảng hơn 6 tỷ thuê bao di động, có nghĩa là xấp xỉ dân số toàn cầu. Tại một số quốc gia, số lượng thuê bao đi động lớn hơn dân số của nước đó (ví dụ ở các nước Bắc Âu, Đức, Hàn Quốc). Ở VN theo thống kê của VNPT thì đến 2015 số thuê bao di động cũng xấp xỉ dân số nước ta.

Nếu nói về mobile phone thì chắc có thể viết 1 tiểu thuyết hàng trăm trang, nên trong bài này tôi chỉ gói gọn phân tích về những khía cạnh sau mà tôi cho là khá thú vị: 1) các tính năng cộng thêm của điện thoại (add-on), 2) luôn luôn bật và ở cạnh bạn, 3) ứng dụng cảm ngữ cảnh, và 4) mạng xã hội di động. Trong đó 1) và 2) tôi chỉ lướt qua vì chắc mọi người đã biết nhiều. Tôi tập trung vào phần 3) và 4) vì nó khá mới lạ trong thời điểm hiện nay.

Đầu tiên, là điện thọai di động hiện nay có rất nhiều tính năng, khiến chức năng thoại trở nên thứ yếu! Mặc dù tên nó vẫn là điện thoại. Chiếc điện thoại được xem như là 1 máy tính cá nhân, dùng để duyệt web, check email, xem phim, nghe nhạc, lưu trữ.  Tính di động cao và có nhiều tiện ích khiến mobile phone trở  một người bạn thân thiết. Thân đến mức mà thiếu nó, bạn sẽ giống như bị cô lập giữa dòng đời xuôi ngược: quên hết các cuộc hẹn, lịch làm việc, số điện thoại bạn bè người thân, và thậm chí như đang ở trên hoang đảo, đơn giản bởi vì tất cả mọi thứ đều trong chiếc phone yêu dấu rồi.  Mặc dù trong văn phòng của bạn có hàng tá Desktop, laptop, nhưng có những điểm mà các thứ trên không thể nào bù lại được chiếc dế yêu quý của mình: đó là tính di động cao (mobility) và sự gọn nhẹ (portability).  Những tính năng này đã làm cho vai trò của PC ngày càng mờ nhạt, nhường chỗ lại cho mobile phone, một thứ máy tính cho mọi người, mọi lứa tuổi và có khắp mọi nơi.

Điểm thú vị thứ hai mà tôi muốn nói đến là tính sẵn sàng cao của mobile phone. Nếu không muốn nói là chiếc điện thoại không bao giờ tắt. Hơn nữa chiếc điện thoại hiện tại được trang bị rất nhiều sensor khiến cho nó trở thành 1 nhà máy cảm biến di động. Này nhé: bộ cảm biến gia tốc (accelerator),  la bàn số  (digital compass), GPS (xác định vị trí), light sensor, touch sensor, camera cũng được dùng làm cảm biến để nhận dạng hình ảnh, barcode, 2d barcode, micro cũng được xem là 1 acoustic sensor, bộ đo dung lượng pin, đo độ mạnh của sóng, wifi connection, sóng bluetooth, một số điện thoại có cả bộ đọc RFID tích hợp trong nó nữa. Tóm lại, các hãng càng ngày càng gia tăng lượng sensor vào trong chiếc điện thoại bé nhỏ. Khiến nó càng thông minh hơn, “cảm ứng” tốt hơn với users và ứng dụng.

Thứ ba, cũng được xem là phần then chốt của bài này đó là các ứng dụng cảm ngữ cảnh. Nhờ có sự hỗ trợ của 2 điểm chính yếu trên mà mới có cái thứ ba này, đó là khả năng tính toán của điện thoại di động ngày càng nâng cao, nhưng nhỏ gọn, không bao giờ tắt (hoặc rất ít), và có nhiều sensor trong 1 chiếc điện thoại. Điều này đã làm nảy sinh một loại ứng dụng mới gọi là Ứng dụng cảm ngữ cảnh (context-aware applications). Ứng dụng cảm ngữ cảnh là gì? Đó là một loại ứng dụng có “quan tâm” đến người sử dụng nó, hoàn cảnh sử dụng, điều kiện bên ngoài.
Lấy ví dụ đơn giản là chiếc điện thoại iPhone có khả năng tự xoay màn hình ngang dọc, tùy theo vị trí người sử dụng cầm nó. Hoặc là các ứng dụng theo dõi sức khỏe. Lấy nguồn cảm hứng từ việc chiếc điện thoại luôn mang bên mình, một nhóm tác giả ở phòng thí nghiệm Nokia đã thiết kế ứng dụng đếm bước dựa trên accelerometer trong phone. Có nghĩa là khi user bước đi, nó làm rung điện thoại di động, chương trình phân biệt được các bước đi, từ đó tính ra lượng calories tiêu hao. Nếu ta nhập chỉ số BMI (Body Mass Index) vào chương trình, nó sẽ tự động cho bạn chế độ tập luyện, mỗi ngày bạn cần đi bộ bao nhiêu bước thì đủ. Ví dụ như với tôi, mỗi ngày cần đi khoảng 8000 bước chẳng hạn. Sau vài ngày luyện tập, tôi đã quyết định gỡ bỏ chương trình đó.

Thú vị hơn, 1 nhóm ở khoa khoa học máy tính đại học Dartmouth  đã thiết kế ra ứng dụng CenceMe (http://www.cenceme.org/) có thể nhận biết các hành vi đơn giản của user như chạy nhảy, khiêu vũ, đi, đứng, … rồi cập nhật status lên Facebook một cách tức thì Nếu kể về ứng dụng cảm ngữ cảnh thì cũng không thể nói hết trong 1 vài ngày. Nhưng điểm giúp bạn nhận ra ngay nó khác với các ứng dụng thường thấy trên desktop đó là chương trình có “cảm nhận” với ngữ cảnh bên ngoài và có “đáp ứng” dựa theo các thay đổi đó.Thứ tư, trong thời đại bùng nổ các mạng xã hội, mobile phone đã nhanh chóng trở thành một phương tiện không thể thiếu để giao tiếp với thế giới online. Vì sao vậy? Đơn giản là nó luôn bên cạnh người dùng, khi user chụp 1 cái hình, và mobile phone nhanh chóng đưa cái hình đó lên mạng để bạn bè có thể cập nhật và comment ngay lập tức. Thực ra, trước khi các mạng xã hội có nhiều tính năng như Facebook bây giờ, có những mạng xã hội mà người ta giao tiếp qua tin nhắn text. Sự phát triển nó mạnh đến mức hình thành các “bộ tộc ngón tay cái” (thumb tribal), theo cách gọi của  nhà tương lai học Howard Rheigold [1]. Ông ám chỉ là giới trẻ dùng mobile phone để nhắn tin mà như các bạn đã biết thì nhắn tin bằng bàn phím chỉ có dùng ngón tay cái là nhanh nhất mà thôi.Ẩn chứa bên trong mạng xã hội là những mối liên kết chằng chịt giữa các mối quan hệ. Người này là bạn của người kia, bạn là bạn của bạn của bạn của bạn bạn bạn … Nó khiến cho cả thế giới trở nên nhỏ bé và đôi khi rối rắm.

Lấy Facebook là 1 ví dụ điển hình, chỉ cần post 1 cái status lên, thì ở bên kia nửa vòng trái đất bạn bè của bạn cũng biết và chỉ cần 1 người biết là cả thế giới biết. Mặt tốt của social network là nó giúp tìm kiếm bạn bè, người thân. Quan trọng hơn là qua đó cũng cho biết về bạn. Một câu ngạn ngữ nói rằng “hãy cho biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói bạn là người thế nào”, câu này giờ có thể sửa lại thành, hãy cho tôi biết địa chỉ Facebook của bạn, tôi sẽ biết ngay bạn là ai  Có thể nói Facebook là 1 cỗ máy ngốn thời gian của nhân loại, mỗi tháng, người dùng internet tiêu tốn khoảng 700 tỷ phút trên Facebook (http://www.facebook.com/press/info.php?statistics).  Đây thực sự là 1 tài sản và tài nguyênvô giá của Facebook nói riêng và của mạng xã hội nói chung. Với số lượng đông đảo người dùng và tầm ảnh hưởng toàn cầu như thế thì mạng xã hội đã nắm trong tay một quyền lực về thông tin, đôi khi nó mạnh mẽ hơn cả báo chí chính thống. Mà như chúng ta ai cũng biết, tin đồn thì thường lan rất nhanh và rất xa.


Với sự trợ giúp của công nghệ di động mạng xã hội đã đi vào những ngóc ngách của cuộc sống, những phút giây thư giãn trong quán nước, hoặc chờ đợi ở nhà ga, bến tàu, hay trong cuộc hành trình du lịch.  Điện thoại di động từ một thiết bị chỉ dùng để liên lạc, dần đã trở thành một chiếc cầu nối chúng ta giữa cuộc đời thực và cuộc sống số. Nó thu hẹp dần khoảng cách giữa cái thực và cái ảo, thu hẹp dần không gian và thời gian và nó làm cho ta vốn đã bận rộn càng trở nên bận rộn hơn mà vẫn cứ thắc mắc, không biết thời gian và tiền bạc của mình đi đâu hết rồi nhỉ ?Túm lại, điện thoại di động đã và đang dần chiếm một phần quan trọng trong đời sống của chúng ta. Nó đã chia sẽ bớt thời gian của chúng ta dành cho người thân, bạn bè, nhưng ngược lại nó cũng là thiết bị gắn kết mọi người lại với nhau. Đồng thời với sự phát triển của công nghệ, điện thoại sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn,  và sẽ là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà phát triển ứng dụng thông minh. Việc sử dụng điện thọai di động một cách khôn ngoan, tinh tế sẽ góp phần làm cho đời sống của chúng ta thêm phần thú vị.

[1] SmartMobs, http://www.smartmobs.com





Nhận xét