Hiện nay, mạng xã hội (social networks) đã và đang trở nên phổ biến. Các hoạt động thường nhật của ta ngày càng bị ảnh hưởng, chi phối bởi mạng xã hội. Các nghiên cứu về mạng xã hội đã không ngừng phát triển nhằm khai thác những thế mạnh của mạng xã hội nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dùng.
Bài viết này giới thiệu sơ lược về một số khía cạnh của mạng xã hội dưới góc nhìn của người làm CNTT để từ đó, gợi mở ra những thử thách mà CNTT có thể đóng góp vào công cuộc nghiên cứu social networks.
1. Lịch sử nghiên cứu về mạng xã hội - Social networks research
Mạng xã hội ban đầu là một nhánh nghiên cứu của khoa học xã hội. Việc nghiên cứu social networks ban đầu là nghiên cứu các mối quan hệ giữa con người với nhau, qua đó rút ra được những tri thức giúp ích cho các công việc khác nhau.
Dần dần, với sự phát triển của công nghệ thông tin, máy vi tính. Các mối liên kết giữa các cá nhân trong mạn xã hội đã được mô hình hóa, biểu diễn bằng các dạng đồ thị, CSDL khác nhau, giúp cho quá trình nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn.
2. Tại sao mạng xã hội lại hấp dẫn với người dùng
Trong thời đại ngày nay, mỗi người chúng ta ít nhiều "tồn tại" ở 2 thế giới khác nhau cùng một lúc: thế giới đời thực, và thế giới số (digital world, online, cyberspace). Trong cái thế giới số đó, ít nhất chúng ta có thể tương tác thông qua email. Hơn thế nữa, ta còn tham gia vào các cộng đồng mạng xã hội, như facebook, twitter, vân vân.... Các trang social networks này đã mang lại cho người cơ hội cập nhật thông tin về bạn bè của mình thỏa mãn đựơc nhu cầu "keep in touch" giữa bạn bè.
Những người bạn đã lâu không gặp, hay ở xa xôi cách trở, rất khó để có thể gọi điện, thăm hỏi, hay chí ít là biết được họ đang làm gì, khỏe không? Chỉ cần bạn ấy thường xuyên post comment lên homepage của bạn thì ta cũng yên tâm là họ vẫn khỏe.
Thứ hai, đó là nhu cầu chia sẻ thông tin, hay nói một cách "hài hước" là tính khoe khoang của con người. Tôi có 1 cái áo mới, tôi muốn khoe với bạn bè.
Tiếp đến, là tính thích được tâng bốc. Sau khi khoe xong 1 bức hình lên, hầu hết các cá nhân đều muốn nhận được "like" từ bạn bè, hoặc comment tốt cho bức hình đó.
Đã là con người thì ai cũng có đủ các tính tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố. Một khi đã vướng một hoặc nhiều nỗi niềm trong 7 tính trên thì sẽ dẫn đến nhu cầu muốn chia sẽ, tâm sự, để vơi đi tâm trạng, tìm lại sự cân bằng hoặc chí ít là giảm nhẹ cường độ. Mà lúc đó trên mạng xã hội, (facebook chẳng hạn) sẽ có hàng trăm bạn bè của mình online và sẵn sàng chia sẽ. Điều này càng làm cho mạng xã hội trở nên lôi cuốn, hấp dẫn.
Ngoài ra, do có một lượng lớn đọc giả là bạn bè, nên trong kinh doanh, các doanh nghiệp muốn thông qua kênh này để tìm kiếm thêm khách hàng. Hơn nữa, sự giới thiệu của bạn bè bao giờ cũng tin cậy hơn so với những mẫu quảng cáo "ép đọc" đập vào mắt độc giả thông qua các show quảng cáo trên TV hay pop-up.
3. Khả năng ứng dụng & các nguy cơ:
3.1 Khả năng ứng dụng
- Trong giáo dục: Thử duyệt qua website của các trường đại học trên thế giới, ít nhiều họ đều có 1 kênh thông tin qua mạng xã hội. Vì ở nơi đó, các trường có thể tiếp cận sinh viên ở cấp độ thân thiện hơn rất nhiều so với những giao tiếp "formal" trong trường.
- Trong kinh doanh: một trong những ưu điểm của mạng xã hội là thông tin lan truyền rất nhanh, thông qua kênh bạn bè nên độ tin cậy cao hơn so với những thông tin quảng cáo trên TV hay trên web. Điều này khiến các doanh nghiệp xem mạng xã hội là một nơi lý tưởng để tìm kiếm khách hàng, quảng bá sản phẩm.
- Tìm kiếm sự trợ giúp: Không ai biết hết mọi điều, do đó, khi bạn không hiểu vấn đề gì, có thể post 1 câu hỏi ngay lên status của mình, thế là bạn sẽ nhận được rất nhiều tư vấn từ bạn bè của mình.
3.2 Nguy cơ
Mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng chứa đựng tiềm tàng những nguy cơ. Đơn cử đó là nguy cơ về an ninh thông tin: Một khi bạn đã tham gia vào mạng xã hội, các thông tin cá nhân của bạn có thể bị khai thác một cách trái phép để nhằm mục đích không lành mạnh mà bản thân bạn không hề hay biết.
Thứ hai, đó là sự riêng tư - privacy: sự riêng tư có thể bị xâm phạm khi thông tin của bạn bị chia sẽ trên mạng xã hội, cho dù bạn không hề muốn. Ví dụ: bạn chụp hình chung với 1 nhóm bạn của mình, sau đó, một trong các bạn ấy lại tag (gán nhãn) bạn vào và chia sẽ cho những người khác nữa cùng biết. Thế là không còn gì là riêng tư nữa.
Với mạng xã hội Facebook chẳng hạn, hệ thống còn cho phép bạn sử dụng các hàm lập trình (API) để truy xuất những thông tin của bạn, bạn của bạn (friend of a friend) để lấy thông tin.
4. Dùng CNTT để nghiên cứu mạng xã hội - social network research
Dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, con người có thể tiếp cận đến mạng xã hội dễ dàng hơn, trên xe bus, đi dạo trong công viên hay thậm chí những lúc nghỉ ngơi thư giãn ở bãi biển thì người dùng vẫn có thể cập nhật thông tin.
Tuy nhiên CNTT cũng gặp phải những vấn đề do độ phức tạp của mạng xã hội mang lại. Giả sử xem mạng xã hội là một đồ thị với số lượng vô cùng lớn các đỉnh (tượng trưng cho user), các cạnh (tượng trung cho mối liên kết giữa các users), thì việc hiển thị, truy vấn thông tin, kết xuất thông tin trên đồ thị đó là một bài toán rất phức tạp.
Những giải thuật về đồ thị với số lượng đỉnh ít mà ta đã từng biết sẽ trở nên bất khả thi khi xử lý những đồ thị lớn như vậy.
Hơn thế nữa, mạng xã hội còn chứa đựng trong nó những tri thức ngầm/ẩn và những yếu tố thuộc về tình cảm, tính cách con người, rất khó biểu diễn ở dạng thông tin có thể xử lý được. Hay nói cách khác, nếu chỉ nhìn nhận mạng xã hội ở khía cạnh chỉ là đồ thị không, thì sẽ rất thiếu sót khía cạnh xã hội của nó.
Việc nghiên cứu mối liên hệ giữa các cá thể, phát hiện các cộng đồng có chung sở thích trên mạng xã hội, hay những tri thức từ các post, comments cũng là một trong những thử thách mà CNTT có thể hỗ trợ.
5. Kết luận
Tóm lại, tài nguyên quý giá nhất của mạng xã hội đó là thông tin của cá nhân tham gia vào mạng, các mối liên hệ của họ cũng như các tri thức mà người dùng đang nắm giữ. Những thông tin này là vô cùng lớn và sẽ rất hữu ích nếu được khai thác một cách hiệu quả và cũng sẽ là rất nguy hiểm nếu được sử dụng sai mục đích.
Với sự phát triển như vũ bão của CNTT, các vấn đề về mạng xã hội đã đang và sẽ được nghiên cứu giúp mang lại nhiều khám phá thú vị, phục vụ tốt hơn đời sống con người.
Bài viết này giới thiệu sơ lược về một số khía cạnh của mạng xã hội dưới góc nhìn của người làm CNTT để từ đó, gợi mở ra những thử thách mà CNTT có thể đóng góp vào công cuộc nghiên cứu social networks.
1. Lịch sử nghiên cứu về mạng xã hội - Social networks research
Mạng xã hội ban đầu là một nhánh nghiên cứu của khoa học xã hội. Việc nghiên cứu social networks ban đầu là nghiên cứu các mối quan hệ giữa con người với nhau, qua đó rút ra được những tri thức giúp ích cho các công việc khác nhau.
Dần dần, với sự phát triển của công nghệ thông tin, máy vi tính. Các mối liên kết giữa các cá nhân trong mạn xã hội đã được mô hình hóa, biểu diễn bằng các dạng đồ thị, CSDL khác nhau, giúp cho quá trình nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn.
2. Tại sao mạng xã hội lại hấp dẫn với người dùng
Trong thời đại ngày nay, mỗi người chúng ta ít nhiều "tồn tại" ở 2 thế giới khác nhau cùng một lúc: thế giới đời thực, và thế giới số (digital world, online, cyberspace). Trong cái thế giới số đó, ít nhất chúng ta có thể tương tác thông qua email. Hơn thế nữa, ta còn tham gia vào các cộng đồng mạng xã hội, như facebook, twitter, vân vân.... Các trang social networks này đã mang lại cho người cơ hội cập nhật thông tin về bạn bè của mình thỏa mãn đựơc nhu cầu "keep in touch" giữa bạn bè.
Những người bạn đã lâu không gặp, hay ở xa xôi cách trở, rất khó để có thể gọi điện, thăm hỏi, hay chí ít là biết được họ đang làm gì, khỏe không? Chỉ cần bạn ấy thường xuyên post comment lên homepage của bạn thì ta cũng yên tâm là họ vẫn khỏe.
Thứ hai, đó là nhu cầu chia sẻ thông tin, hay nói một cách "hài hước" là tính khoe khoang của con người. Tôi có 1 cái áo mới, tôi muốn khoe với bạn bè.
Tiếp đến, là tính thích được tâng bốc. Sau khi khoe xong 1 bức hình lên, hầu hết các cá nhân đều muốn nhận được "like" từ bạn bè, hoặc comment tốt cho bức hình đó.
Đã là con người thì ai cũng có đủ các tính tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố. Một khi đã vướng một hoặc nhiều nỗi niềm trong 7 tính trên thì sẽ dẫn đến nhu cầu muốn chia sẽ, tâm sự, để vơi đi tâm trạng, tìm lại sự cân bằng hoặc chí ít là giảm nhẹ cường độ. Mà lúc đó trên mạng xã hội, (facebook chẳng hạn) sẽ có hàng trăm bạn bè của mình online và sẵn sàng chia sẽ. Điều này càng làm cho mạng xã hội trở nên lôi cuốn, hấp dẫn.
Ngoài ra, do có một lượng lớn đọc giả là bạn bè, nên trong kinh doanh, các doanh nghiệp muốn thông qua kênh này để tìm kiếm thêm khách hàng. Hơn nữa, sự giới thiệu của bạn bè bao giờ cũng tin cậy hơn so với những mẫu quảng cáo "ép đọc" đập vào mắt độc giả thông qua các show quảng cáo trên TV hay pop-up.
3. Khả năng ứng dụng & các nguy cơ:
3.1 Khả năng ứng dụng
- Trong giáo dục: Thử duyệt qua website của các trường đại học trên thế giới, ít nhiều họ đều có 1 kênh thông tin qua mạng xã hội. Vì ở nơi đó, các trường có thể tiếp cận sinh viên ở cấp độ thân thiện hơn rất nhiều so với những giao tiếp "formal" trong trường.
- Trong kinh doanh: một trong những ưu điểm của mạng xã hội là thông tin lan truyền rất nhanh, thông qua kênh bạn bè nên độ tin cậy cao hơn so với những thông tin quảng cáo trên TV hay trên web. Điều này khiến các doanh nghiệp xem mạng xã hội là một nơi lý tưởng để tìm kiếm khách hàng, quảng bá sản phẩm.
- Tìm kiếm sự trợ giúp: Không ai biết hết mọi điều, do đó, khi bạn không hiểu vấn đề gì, có thể post 1 câu hỏi ngay lên status của mình, thế là bạn sẽ nhận được rất nhiều tư vấn từ bạn bè của mình.
3.2 Nguy cơ
Mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng chứa đựng tiềm tàng những nguy cơ. Đơn cử đó là nguy cơ về an ninh thông tin: Một khi bạn đã tham gia vào mạng xã hội, các thông tin cá nhân của bạn có thể bị khai thác một cách trái phép để nhằm mục đích không lành mạnh mà bản thân bạn không hề hay biết.
Thứ hai, đó là sự riêng tư - privacy: sự riêng tư có thể bị xâm phạm khi thông tin của bạn bị chia sẽ trên mạng xã hội, cho dù bạn không hề muốn. Ví dụ: bạn chụp hình chung với 1 nhóm bạn của mình, sau đó, một trong các bạn ấy lại tag (gán nhãn) bạn vào và chia sẽ cho những người khác nữa cùng biết. Thế là không còn gì là riêng tư nữa.
Với mạng xã hội Facebook chẳng hạn, hệ thống còn cho phép bạn sử dụng các hàm lập trình (API) để truy xuất những thông tin của bạn, bạn của bạn (friend of a friend) để lấy thông tin.
4. Dùng CNTT để nghiên cứu mạng xã hội - social network research
Dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, con người có thể tiếp cận đến mạng xã hội dễ dàng hơn, trên xe bus, đi dạo trong công viên hay thậm chí những lúc nghỉ ngơi thư giãn ở bãi biển thì người dùng vẫn có thể cập nhật thông tin.
Tuy nhiên CNTT cũng gặp phải những vấn đề do độ phức tạp của mạng xã hội mang lại. Giả sử xem mạng xã hội là một đồ thị với số lượng vô cùng lớn các đỉnh (tượng trưng cho user), các cạnh (tượng trung cho mối liên kết giữa các users), thì việc hiển thị, truy vấn thông tin, kết xuất thông tin trên đồ thị đó là một bài toán rất phức tạp.
Những giải thuật về đồ thị với số lượng đỉnh ít mà ta đã từng biết sẽ trở nên bất khả thi khi xử lý những đồ thị lớn như vậy.
Hơn thế nữa, mạng xã hội còn chứa đựng trong nó những tri thức ngầm/ẩn và những yếu tố thuộc về tình cảm, tính cách con người, rất khó biểu diễn ở dạng thông tin có thể xử lý được. Hay nói cách khác, nếu chỉ nhìn nhận mạng xã hội ở khía cạnh chỉ là đồ thị không, thì sẽ rất thiếu sót khía cạnh xã hội của nó.
Việc nghiên cứu mối liên hệ giữa các cá thể, phát hiện các cộng đồng có chung sở thích trên mạng xã hội, hay những tri thức từ các post, comments cũng là một trong những thử thách mà CNTT có thể hỗ trợ.
5. Kết luận
Tóm lại, tài nguyên quý giá nhất của mạng xã hội đó là thông tin của cá nhân tham gia vào mạng, các mối liên hệ của họ cũng như các tri thức mà người dùng đang nắm giữ. Những thông tin này là vô cùng lớn và sẽ rất hữu ích nếu được khai thác một cách hiệu quả và cũng sẽ là rất nguy hiểm nếu được sử dụng sai mục đích.
Với sự phát triển như vũ bão của CNTT, các vấn đề về mạng xã hội đã đang và sẽ được nghiên cứu giúp mang lại nhiều khám phá thú vị, phục vụ tốt hơn đời sống con người.
Nhận xét
Đăng nhận xét